triệu chứng bệnh sa trực tràng

Trách nhiệm của chúng tôi: Phòng khám Thủ Đô Vĩnh phúc hội tụ 1 dàn y bác sỹ nổi tiếng đến từ Hà Nội, dốc sức nâng cao trình độ y học tại địa bàn Vĩnh Phúc, giúp người dân tại đây không cần đi Hà Nội cũng có thể được hưởng dịch vụ y tế tiên tiến ngang tầm.
Điểm trung bình: 9/10 (268 lượt đánh giá)
Người tham vấn : BS Trang
Lượt xem : 15828

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ để gọi tất cả các loại sa. Bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau. Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

PHÂN LOẠI SA TRỰC TRÀNG

Bottom Title

Sa trực tràng được chia làm 2 loại chính:

Sa niêm mạc

Lớp niêm mạc ống hậu môn bị phồng, lộn ngược mỗi khi đi đại tiện để giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Sau khi đi đại tiện lớp niêm mạc lại co lại hoàn toàn bởi tính đàn hồi của nó. Khi xảy ra bệnh lý, các mô của trực tràng thường xuyên căng giãn và kéo dài thường xuyên, lớp niêm mạc không chỉ lộn quá mức bình thường mà còn không thể quay lại được. Lúc đầu có thể chỉ sa phần niêm mạc ống hậu môn về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng.

Theo mức độ sa của niêm mạc chia ra làm 4 loại:

  • Sa niêm mạc sau rặn đại tiện rồi tự co lên.
  • Sa sau rặn đại tiện không tự co phải đẩy lên.
  • Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, hắt hơi.
  • Sa thường xuyên liên tục ở ngoài hậu môn.

Sa toàn bộ

Sa trực tràng đơn thuần: Chỉ có bóng trực tràng bị tụt qua ống hậu môn, ống hậu môn vẫn giữ nguyên tại chỗ. Khi cho ngón tay vào trong lỗ hậu môn có thể thấy nếp gấp giữa ống hậu môn và đoạn sa và ngón tay có thể luồn vòng quanh rãnh phân chia này.

Sa trực tràng và ống hậu môn: Cả bóng trực tràng và ống hậu môn cùng lộn ra ngoài.

Sa trực tràng toàn bộ được chia ra làm 4 độ:

  • Độ 1: Trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng. Toàn thân không có ảnh hưởng gì, các than phiền của bệnh nhân chỉ do đoạn trực tràng sa gây nên.
  • Độ 2: Trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, hậu môn bị lõm vào, cơ thắt có thay đổi ít, toàn thân bình thường.
  • Độ 3: Trực tràng sa khi gắng sức nhẹ (ho, cười, hắt hơi, đi bộ, ngồi xổm…) và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử từng đám một vài nơi có sẹo, hậu môn mất trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần bị ức chế, niêm mạc chảy máu, trung tiện mất tự chủ.
  • Độ 4 : Ruột sa thường xuyên liên tục khi đi bộ hoặc cả khi bệnh nhân ở tư thế đứng, ruột không giữ được ở vị trí bình thường nữa. Niêm mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, cơ thắt mất trương lực, trung đại tiện mất tự chủ, không giữ được nước tiểu. Tinh thần của bệnh nhân căng thẳng, rối loạn cảm giác vùng hậu môn, da xung quanh hậu môn và vùng bẹn; có thể có mụn mủ, rộp, ngứa, eczema ở vùng đáy chậu.

Click vào ĐÂY để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và cấp mã khám ưu tiên ngay <<<

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SA TRỰC TRÀNG

Bottom Title

Bệnh sa trực tràng gặp cả ở nam lẫn nữ. Nữ hơn nam nhiều lần, thấy nhiều ở những người sinh khó, cuộc sinh kéo dài, khi sinh rách tầng sinh môn, ở những người có tiền sử cắt tử cung. Bệnh thấy ở mọi lứa tuổi. Nhiều ở trẻ em và người cao tuổi. Ở người lớn, đỉnh cao là ở tuổi 60-70. Xảy ra nhiều ở những người gầy ốm, ở những người thường xuyên bị táo bón lâu ngày, liên tục dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài.

Bệnh sử

Bệnh không làm bệnh nhân đau đớn, chỉ gây phiền hà trong sinh hoạt nên nấn ná, chỉ đến khám khi có cơ hội thuận tiện hoặc khi gây nhiều phiền hà. Bệnh nhân thường đến khám sau nhiều năm mắc bệnh. Có bệnh nhân khi đến bệnh viện khám đã có tiền sử 50 năm.

Khối sa ở hậu môn

– Lúc đầu khối sa nhỏ, ngắn, chỉ xuất hiện khi rặn đại tiện. Đại tiện xong, khi đứng dậy khối sa biến mất vào trong lòng ống hậu môn trực tràng.

– Về sau khối sa mỗi ngày một to. Khối sa xuất hiện mỗi lần đại tiện. Đại tiện xong khối sa không tự mất đi mà phải dùng tay nhẹ nhàng đẩy lên.

– Sau nữa mỗi khi đi lại nhiều lần hay khi ngồi xổm, khối sa lại xuất hiện, phải dùng tay đẩy lên. Đẩy lên rồi lại tụt xuống.

Khi khối sa thường xuyên hay gần thường xuyên nằm ở ngoài thì ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày và làm giảm năng xuất lao động.

Đại tiện ra máu

Máu chảy mỗi khi đại tiện, máu dính vào phân hay dính vào giấy lau. Máu đỏ tươi. Máu chảy gần như thường xuyên nhưng chảy rất ít, không ảnh hưởng tới sức khỏe nên không làm bệnh nhân lo ngại, chính vì vậy mà bệnh nhân không tới bệnh viện sớm.

Nhìn bằng mắt thường

Nhìn hậu môn có thể không thấy gì khác thường hoặc thấy ngay một khối. Nếu nhìn không thấy gì, yêu cầu bệnh nhân vào phòng vệ sinh, ngồi trên bàn cầu và rặn đại tiện. Vừa mới rặn nhẹ đã xuất hiện một khối.

Khối sa có hình nón cụt. Đáy ở hậu môn, đường kính khá lớn 7-8 cm. Đỉnh ở phía ngoài, ở giữa đỉnh có một lỗ, lỗ này chính là lòng ruột. Chiều cao của khối sa có khi 1-2 cm, có khi 10-15 cm, trung bình 7-10 cm. Khi dài, ở tư thế ngồi xổm, đỉnh khối sa chạm mặt đất. khối sa có màu hồng đỏ của niêm mạc ruột. Từ đáy tới đỉnh có nhiều niêm mạc vòng tròn đồng tâm.

Trên mặt khối sa thường có chất nhầy bám. Chất nhầy này làm cho đũng quần bệnh nhân luôn ẩm ướt. Trên mặt khối sa có thể có một vài chỗ lở loét do đụng chạm, cọ sát.

Khi khối sa bị nghẹt thì phù nề, màu hồng tươi trở thành màu tím ngắt, rớm máu. Để muộn có thể bị hoại tử từng mảng, lở loét, nhiễm trùng.

Sờ nắn

Khối sa mềm. Trong sa trực tràng đơn thuần, sờ được một rãnh tạo nên bởi ống hậu môn và khối sa. Rãnh hình vòng tròn trọn vẹn, chạy theo đáy khối sa. Trong sa hậu môn trực tràng không sờ thấy rãnh này.

Thể trạng

– Có thể là những trẻ em suy dinh dưỡng

– Có thể là các cụ già gầy ốm suy kiệt

Nhưng cũng có thể bệnh nhân là những người to béo, mập mạp, khỏe mạnh, vạm vỡ, lực lưỡng.

Liên hệ với bác sĩ để nhận TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SA TRỰC TRÀNG?

Bottom Title

Bệnh sa trực tràng dạng túi có thể đưa đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét chảy máu, thắt nghẹt, phù nề, hoại tử khối sa trực tràng, tắc ruột.

Theo các chuyên gia, việc chủ động khám chữa sớm là rất cần thiết để bệnh nhân kịp thời xử lý sa trực tràng hậu môn và bảo toàn chức năng cơ quan này.

Hiện nay, các ca bệnh sa trực tràng kiểu túi ở nhiều mức độ và nguyên nhân khác nhau sẽ được điều trị tương ứng bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc còn sở hữu nhiều ưu thế như:

  •  Đội ngũ chuyên gia giỏi: Các chuyên gia tại phòng khám đều là những người giàu kinh nghiệm và được tu nghiệp tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước.
  •  Trang thiết bị hiện đại: Các thiết bị máy móc tại phòng khám đều được nhập khẩu từ các nền y học phát triển để đảm bảo việc hỗ trợ điều trị tốt nhất.
  •  Chi phí hợp lý: Mức chi phí thăm khám và điều trị tại phòng khám sẽ được niêm yết công khai, minh bạch và rất hợp lý để mọi người tiện theo dõi.
  •  Bảo mật thông tin: Mọi thông tin bệnh nhân khi đến với phòng khám sẽ được bảo mật để đảm bảo sự riêng tư, an toàn và kín đáo.

Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp về vấn đề này, bạn có thể liên hệ ngay tới chúng tôi bằng cách gọi 18006714 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc – 88 Nguyễn Tất Thành, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Đối diện Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc) để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Tới tư vấn

Đánh giá bệnh nhân về phòng khám
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

LƯU Ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám hoặc bỏ ra vài phút để tư vấn trực tuyến với chuyên gia, qua đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi đặt lịch khám online bạn sẽ được miễn phí khám lâm sàng, ưu tiên khám trước và được nhận nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn khác.

Bác sĩ đang yêu cầu được chát với bạn !

098626XXXX
Đăng ký gói khám 280k
2 phút trước
Facebook Popup