Triệu chứng của bệnh táo bón

Trách nhiệm của chúng tôi: Phòng khám Thủ Đô Vĩnh phúc hội tụ 1 dàn y bác sỹ nổi tiếng đến từ Hà Nội, dốc sức nâng cao trình độ y học tại địa bàn Vĩnh Phúc, giúp người dân tại đây không cần đi Hà Nội cũng có thể được hưởng dịch vụ y tế tiên tiến ngang tầm.
Điểm trung bình: 9/10 (214 lượt đánh giá)
Người tham vấn : BS Trang
Lượt xem : 12032

Táo bón là một hội chứng rối loạn ở trực tràng – hậu môn, đôi khi là triệu chứng của một bệnh lý. Táo bón kéo dài, thể nặng sẽ gây ra nhiều rối loạn chức năng cũng như sức khỏe của người bệnh.

TÌM HIỂU VỀ TÁO BÓN

Bottom Title

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí. Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ

Ở Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, thể dục thể thao và phải ngồi lâu trong văn phòng.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH TÁO BÓN NẶNG LÀ GÌ ?

Bottom Title

Triệu chứng về đường tiêu hóa:

– Ở một số người, tình trạng táo bón có thể chỉ diễn ra tạm thời trong khoảng một đến vài tuần. Bệnh có thể tự cải thiện nếu họ biết cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học.

Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón kéo dài vài tháng liền, thậm chí thời gian tính bằng năm, chắc chắn bạn đang nằm trong số những bệnh nhân bị táo bón mạn tính, táo bón nặng.

– Đi kèm cùng với đó là tình trạng phân đanh cứng, tần suất đại tiện có thể là từ 3 – 4 ngày, thậm chí cả tuần mới đi ngoài được, hết sức khó khăn.

– Đi ngoài ra máu đỏ tươi

– Những người bị táo bón nặng thường kèm theo các biểu hiện sau: Đau bụng, đầy chướng; Chán ăn, mệt mỏi; Phần bụng dưới chướng to.

Bởi táo bón kéo dài khiến phân ngày càng tích tụ nhiều hơn tại đại tràng. Các chất cặn bã bị dồn ứ, phân hủy sinh khí gây chướng bụng và phình to đại trạng. Hậu quả nghiêm trọng hơn của táo bón là sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại. Các bệnh này đều khó chữa hơn, phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng hơn.

>>>> CLICK TẠI ĐÂY để nghe các bác sĩ tư vấn về nguyên nhân bị táo bón

Tâm trạng buồn phiền, lo âu

Có nhiều lý do khiến những bệnh nhân bị táo bón nặng thường buồn bực, chán nản, mệt mỏi. Đó là:

– Phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương trực tràng, gây đau hậu môn khiến người bệnh khó chịu, căng thẳng, mất tập trung.

– Sự tái hấp thu các chất cặn bã từ phân vào máu khiến cơ thể bị nhiễm độc mạn cùng bệnh táo bón. Cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu sự minh mẫn và có thể thêm chứng lo âu, chán nản.

Phân dính, tắc, són phân

Phân tắc nghẽn tại đại tràng lâu, dồn nén thành khối cứng và rất khó để đại tiện bình thường được. Người bệnh luôn có cảm giác buồn đi ngoài nhưng mỗi lần lại chỉ đại tiện được rất ít, đi không hết phân. Đó là hiện tượng tắc phân.

Trường hợp nặng hơn có thể dò rỉ phân tại lỗ hậu môn. Tình trạng són phân hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi hơn.

CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN

Bottom Title

Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc thì việc điều trị táo bón không khó nếu phát hiện triệu chứng bệnh và điều trị sớm. Để điều trị bệnh táo bón thì việc trước tiên cần làm đó là: 

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Trước hết khi điều trị táo bón kéo dài, cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt sao cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và ổn định nhất có thể. Việc đơn giản này mang lại hiệu quả rõ rệt lại rất cần sự cố gắng nỗ lực của bạn:

  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn. Ăn các thực phẩm tốt cho hoạt động của bộ máy tiêu hóa gồm tất cả các loại rau và trái cây tươi. Đặc biệt trong đó:
    • Trái cây: Mâm xôi, kiwi, táo, chuối, nho, mơ,…
    • Rau: Các loại rau có lá xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi
    • Các loại củ: Khoai lang, cà rốt,….
    • Ăn thực phẩm tươi sống, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.
  • Ăn nhiều sữa chua: Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón: Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ nước là một thói quen cực kì tốt và đem lại cho bạn vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Ghi nhớ việc uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là uống 1,5 lít – 2 lít nước trở lên
  • Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích: Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
  • Vận động cơ thể: Luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón rất tốt. Lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích, không ngồi quá lâu một chỗ mà hãy đứng dậy để vận động cho một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn
  • Đừng ngại đi ngoài hay nhịn đi ngoài khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh để dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.
  • Sử dụng vòi hòa sen, vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn (điều này có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn)
  • Khi đi vệ sinh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu. Không cố sức rặn nếu cảm thấy khối phân rắn chắc, không đẩy được ra ngoài, nếu có sức rặn có thể làm rách vùng niêm mạc hậu môn, gây hiện tượng đi ngoài ra máu , đau hậu môn trực tràng,…
  • Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh: Có 2 cách đi vệ sinh chính là ngồi xổm và ngồi bệt. Tư thế ngồi xổm là tư thế ngồi vệ sinh tốt nhất, bởi khi ở tư thế này đường ống hậu môn sẽ ở một tư thế thẳng, nhờ đó mà phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn cũng không tốn nhiều sức để rặn phân ra ngoài. Nếu ngồi bệt nên kê một ghế cao tầm 20cm ở chân để nâng cao chân, gấp đùi vào bụng sẽ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn

Điều trị táo bón theo nguyên nhân

  • Khi việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt không giúp tình trạng táo bón cải thiện, bạn cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp chỉ định điều trị phù hợp với từng loại nguyên nhân và mức độ của bệnh
  • Sử dụng thuốc để trị táo bón cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng thuốc bừa bãi hoặc tự ý sẽ không đem lại hiệu quả, lại tốn thêm chi phí.

Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia về triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh táo bón, bạn đọc có thể tham khảo thêm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại Hotline 18006714 hoặc tới trực tiếp địa chỉ số 88 Nguyễn Tất Thành, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Đối diện Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc) để nghe các chuyên gia tư vấn và đặt lịch khám.

Tới tư vấn

 

Đánh giá bệnh nhân về phòng khám
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá
Đánh giá

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

LƯU Ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám hoặc bỏ ra vài phút để tư vấn trực tuyến với chuyên gia, qua đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi đặt lịch khám online bạn sẽ được miễn phí khám lâm sàng, ưu tiên khám trước và được nhận nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn khác.

Bác sĩ đang yêu cầu được chát với bạn !

098626XXXX
Đăng ký gói khám 280k
2 phút trước
Facebook Popup